Kinh nghiệm trồng cây cảnh

Phụ kiện Terrarium trang trí tiểu cảnh độc đáo và lạ mắt

Phụ kiện Terrarium trang trí tiểu cảnh độc đáo và lạ mắt

03/03/2021 2:11:25 PM | 1056

Phụ kiện Terrarium là một trong những sản phẩm trang trí tiểu cảnh được sử dụng phổ biến hiện nay. Để giúp tô điểm cho một bộ tiểu cảnh mini thêm phần bắt mắt thì các phụ kiện nhỏ xinh là điều không thể thiếu. Vậy phụ kiện Terrarium là gì? Trang trí Terrarium với phụ kiện như thế nào? Hãy xem bài viết dưới đây nhé!

Phụ kiện Terrarium trang trí tiểu cảnh độc đáo và lạ mắt

Tìm hiểu về phụ kiện Terrarium

Phụ kiện Terrarium là những chi tiết đi kèm, được sử dụng cho việc trang trí chậu cây tiểu cảnh. Những phụ kiện nhỏ xinh và đa dạng sẽ giúp chậu cây tiểu cảnh của bạn trở nên sống động và nhiều màu sắc hơn.

Terrarium là gì?

Terrarium là bộ môn nghệ thuật bắt nguồn từ Anh Quốc, mới du nhập vào Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Trong khi bonsai thường chỉ dành cho người lớn tuổi, thì trào lưu Terrarium đang được giới trẻ khá ưa chuộng. Terrarium không chỉ là một món quà ý nghĩa vô cùng sáng tạo, độc đáo và mới mẻ.

Tiểu cảnh mini Terrarium là một hệ sinh thái thu nhỏ với các loại thực vật kết hợp cùng phụ kiện trang trí Terrarium đi kèm. Khi phối hợp với nhau sẽ tạo nên một thể thống nhất với bố cục cảnh quan hoàn chỉnh nhỏ xinh. Tiểu cảnh mini có kích thước đa dạng, có những hệ sinh thái bạn có thể đặt gọn trong lòng bàn tay. Với hình dáng nhỏ gọn, những chậu cây cảnh này có thể trưng bày ở những vị trí quan trọng như phòng khách, ban công, hiên nhà, bàn làm việc,…

Phụ kiện Terrarium là những vật dụng hỗ trợ quá trình thiết kế và trang trí tiểu cảnh mini theo sở thích và ý tưởng của riêng bạn. Những phụ kiện nhỏ xinh sẽ giúp tiểu cảnh của bạn trở nên đa dạng và phong phú. Góp phần giúp góc làm việc, không gian sống trở nên tươi mới nhờ vào vẻ đẹp độc đáo của những chậu tiểu cảnh.

Phụ kiện Terrarium trang trí tiểu cảnh độc đáo và lạ mắt 2

Phân loại Terrarium

Terrarium được chia làm 2 loại gồm: Terrarium kín và Terrarium mở. Mỗi hệ sinh thái khác nhau sẽ có đặc điểm về môi trường sống và các loại cây khác nhau.

Terrarium kín

Terrarium kín có đặc điểm môi trường sống giống như vùng nhiệt đới ẩm. Do đó, nên sử dụng những loại cây nhiệt đới như cây dương xỉ, cây không khí,… sẽ phù hợp. Cách chăm sóc khá đơn giản, bạn chỉ cần mở nắp và tưới nước khoảng 3-4 lần/năm.

Những bình Terrarium kín cần cung cấp hỗn hợp đất và các nguyên liệu giúp cho thực vật trong bình có điều kiện phát triển tốt.

Hỗn hợp đất thường bao gồm than bùn, vermiculite, perlite… Các nguyên liệu đi kèm để hỗ trợ bao gồm: sỏi (tạo khoảng cách thông thoáng ở dưới đáy bình giúp chống úng), rêu khô (giúp giữ ẩm); than hoạt tính (giúp lọc nước, hút ẩm, cải thiện oxy cho bộ rễ và khử mùi, chống mốc)…

Phụ kiện Terrarium trang trí tiểu cảnh độc đáo và lạ mắt 3

Terrarium mở

Terrarium mở là môi trường sống trong các chậu trồng cây. Các loại thực vật phù hợp đó là những loại cây ưa khô, đòi hỏi ánh sáng nhiều như sen đá, cây xương rồng,… Là hệ sinh thái mở, do đó sau một thời gian, nước và chất dinh dưỡng sẽ thoát đi. Bạn nên tưới nước 1-2 lần/tháng và bón phân 1 lần/ tháng để cây phát triển toàn diện.

Hướng dẫn cách làm Terrarium với phụ kiện

Terrarium là một hệ sinh thái nhỏ của các loại cây tiểu cảnh mini có sức sống bền bỉ như: sen đá, xương rồng, dương xỉ, cẩm nhung,… Kết hợp cùng các loại phụ kiện Terrarium đặc biệt như bình thủy tinh, chậu, suối nước, sỏi đá,… tạo nên một tiểu cảnh sống động, bắt mắt và thu hút ánh mắt của nhiều người.

Chuẩn bị các vận dụng để làm phụ kiện trang trí Terrarium

Để có thể tạo nên một tiểu cảnh Terrarium đẹp thì cần các bước chuẩn bị kỹ lưỡng và chăm sóc cây tỉ mỉ hơn mức thông thường.

  • Bình thủy tinh đựng cây: Bạn có thể sử dụng các loại bình chứa khác từ ly, tách, chai lọ thủy tinh,…
  • Đất: Sử dụng những loại đất tribat, đảm bảo được độ tơi, xốp, đủ chất dinh dưỡng và có khả năng giữ ẩm tốt.
  • Sỏi hoặc đá cuội: Đây là một loại vật liệu không thể thiếu khi trang trí tiểu cảnh. Chúng giúp cây thoát nước dưới đáy bình đồng thời là vật trang trí nhỏ nhắn, xinh xắn trên bề mặt.
  • Than hoạt tính: Giúp hỗ trợ chống nấm mốc, các loại vi gây bệnh cho cây.
  • Thảm rêu: dùng để hút phần nước thừa một cách nhanh chóng, đồng thời cũng là vật trang trí bề mặt Terrarium thêm phần bắt mắt
  • Những loại cây lý tưởng cho Terrarium: những loại cây mọng nước không cần chăm sóc nhiều như: cây sen đá, xương rồng nhỏ, lưỡi hổ,… có khả năng chịu được sự thay đổi của thời tiết, sức sống mãnh liệt và tuổi thọ cao của những loại cây này.
  • Phụ kiện trang trí Terrarium: những mô hình thu nhỏ như: bàn ghế, Baymax, bảng tên, biệt thự, bọ rùa may mắn, cá cảnh, cá ngựa, cầu vồng, chó con,… Lựa chọn các phụ kiện theo kích và màu sắc theo sở thích.
  • Dụng cụ hỗ trợ: sử dụng các loại dụng cụ trồng cây như: đũa, kìm, kéo, muỗng nhỏ, kẹp,...

Phụ kiện Terrarium trang trí tiểu cảnh độc đáo và lạ mắt 4

Các bước thực hiện

Để có một mẫu Terrarium độc đáo, bạn cần một vỏ chai hay vỏ thủy tinh rỗng cùng một ít đất và một vài cây nhỏ. Hình dạng của Terrarium cũng rất đa dạng và phổ biến phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và nhu cầu của từng người. Có thể tận dụng một quả cầu thủy tinh lớn, một bình phản ứng trong phòng thí nghiệm là bạn đã sở hữu những mẫu bình đựng cây độc đáo và lạ mắt. Dưới đây là các bước thực hiện làm Terrarium đơn giản:

Bước 1: Tạo hệ thống thoát nước

Tạo một “hệ thống thoát nước” giúp chống úng cho cây bằng 1 lớp sỏi hoặc đá cuội mỏng xuống đáy chậu.

Bước 2: Rải một lớp than hoạt tính lên trên bề mặt sỏi

Lớp than này có tác dụng lọc sạch nước. Giúp giữ được độ ẩm cho đất tốt hơn, đồng thời ngăn ngừa quá trình phát triển của vi khuẩn và nấm mốc.

Bước 3: Làm lớp giữ ẩm cho cây

Đặt lên trên một lớp mùn, lớp mùn này có tác dụng giữ ẩm cho đất. Đồng thời cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Giúp rễ phía dưới hút nước và chất dinh dưỡng một cách hiệu quả.

Bước 4: Cho đất trồng vào chậu

Lưu ý cho một lượng vừa đủ. Khoảng 1/3 chậu để cây có thể mọc rễ và phần thân không mọc cao quá so với chiều cao của chậu.

Bước 5: Phủ rêu

Phủ một lớp rêu mỏng lên bề mặt đất vừa cho vào chậu. Lớp rêu này sẽ có khả năng giữ ẩm, đồng thời có tác dụng trang trí bề mặt đất để tạo cảm giác tự nhiên.

Bước 6: Tiến hành trồng cây trong lọ thủy tinh

Bạn nên có sẵn ý tưởng thiết kế và sắp xếp cây trong chậu. Lưu ý, cẩn thận và nhẹ nhàng để gắp và thả cây vào lọ. Đây là bước làm thực sự quan trọng.

Bước 7: Trang trí Terrarium và xịt phụn xương

Bên cạnh cây cảnh, bạn có thể trang trí thêm những phụ kiện Terrarium nhỏ xinh đã chuẩn bị sẵn tùy theo sở thích. Sử dụng bình xịt phun sương để đảm bảo cây trong bình được cung đầy đủ nước.

Phụ kiện Terrarium trang trí tiểu cảnh độc đáo và lạ mắt 5

Một số lưu ý khi trồng cây tiểu cảnh trong lọ thủy tinh

Đối với bình hở bạn nên lựa chọn những cây cùng điều kiện khí hậu và lượng nước để trồng với nhau: như sen đá và xương rồng kết hợp sỏi trắng sẽ tạo nên tiểu cảnh kiểu sa mạc.

Những loại cây trong bình kín khó trồng nhưng lại dễ chăm sóc hơn các cây ở trong bình hở. Với những bình kín nên lựa chọn những loại cây kiểng lá, có kích thước nhỏ, cần ít ánh sáng để trồng trong môi trường này.

Với bình hở nên tưới nước 1-2 lần/tháng đối với các loại tiểu cảnh như sen đá, xương rồng,… Tưới nước 2-4 lần/tháng đối với các loại cây bình thường khác. Nếu ở trong bình kín, chỉ cần tưới từ 3-4 lần/năm.

Ánh sáng thiên nhiên khá quan trọng đối với sự sống của cây. Do đó, bạn nên tắm nắng cho tiểu cảnh mỗi ngày 3-4 tiếng. Hoặc cách 2 ngày cần mang ra phơi nắng 1 lần.

Chăm sóc cây cẩn thận, chu đáo như các loại cây cảnh khác. Theo dõi tình trạng cây để có thể kịp thời xử lý nếu cây có dấu hiệu úng rễ, nấm mốc, thiếu nước,… Loại bỏ những lá úa, lá vàng và cỏ dại để cây có thể phát triển tốt hơn.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua chậu cây, phụ kiện Terrarium hay các loại dụng cụ để chăm sóc cây. Hãy liên hệ với chúng tôi để nhận thông tin phụ kiện Terrarium giá sỉ tốt nhất và nhanh nhất.

Phản hồi bài viết

(5 stars)
Xin mời chọn sao...
wait image
Gửi đi

Bài viết cùng chuyên mục

• Chi tiết Hướng dẫn cách nhân giống sen đá (03/03/2021)

• Chi tiết Hướng dẫn cách nhân giống xương rồng (03/03/2021)


Các bài mới nhất

• Bất ngờ với kết quả khi nhân giống sen đá bằng nước (03/03/2021)

• Lựa chậu trồng cây thế nào cho phù hợp? (03/03/2021)

© 2021 Copyright by chaucaycanh.com.vn. All rights reserved. Thiết kế bởi Bắc Việt
Hôm nay: 80   Tổng số: 124,414